Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ Sở chính
Địa chỉ: 96B Đường số 1, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM
Hotline: 0965 730 730
Cơ sở 2
Địa chỉ: 10 Đường số 1, Phường 10, Q. Tân Bình, Tp.HCM
Hotline: 0936.026.126
Cơ sở 3
Địa chỉ: 242/35F Bà Hom, Quận 6, Tp.HCM
Hotline: 028.66.72.73.74
Cơ sở 4
Địa chỉ: 629/35A Tùng Thiệu Vương, Q. 8, Tp.HCM
Hotline: 028.66.75.75.75
Cơ sở 5
Địa chỉ: 543/393 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Tp.HCM
Hotline: 028.62.740.740
Cơ Sở 6
Địa chỉ: 137 /48 Trần Đình xu, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 , Hồ Chí Minh
Hotline: 028. 66 72 73 74
Fanpage Facebook
Thông tin thanh toán





Tin tức sự kiện



Trung Quốc ngày càng chi phối thị trường lúa gạo toàn cầu
Giống như với các loại cây trồng khác như bông, ngô hay lúa mì, Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một "gã khổng lồ" trên thị trường gạo thế giới.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất lớn nhất, tiêu thụ lớn nhất, dự trữ lớn nhất, nhập khẩu lớn nhất trên thị trường gạo thế giới, và đồng thời xuất khẩu mặt hàng này cũng đang tăng nhanh. Do đó, vai trò của Trung Quốc trên thị trường thế giới đang trở nên ngày càng quan trọng, không chỉ trong thương mại gạo toàn cầu, mà cả nhập khẩu cũng như xuất khẩu mặt hàng này.
Rachel Trego, nhà phân tích trưởng chuyên về ngũ cốc của USDA-FAS (Bộ Nông nghiệp Mỹ) cho biết, xuất khẩu gạo của Trung Quốc hiện vẫn ở mức tương đối hạn chế do giá gạo trên thị trường nội địa Trung Quốc cho tới những tháng gần đây vẫn duy trì ở cao. Hầu hết gạo xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường lân cận trong khu vực như Hàn Quốc, Mông Cổ, Hồng Kông…
Nhưng theo bà Trego, có một điều rất đáng chú ý trong sự phát triển của ngành lúa gạo Trung Quốc, đó là nước này bắt đầu khôi phục xuất khẩu sang châu Phi. "Từ chỗ giảm xuống gần như không xuất khẩu vào năm 2012, nhưng tới 2017 có tới 2/3 tổng xuất khẩu gạo của Trung Quốc là tới thị trường châu Phi", "Có một số lý do dẫn tới việc này. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu phải giải phóng bớt lượng gạo dự trữ từ nhiều năm nay. Họ đã mở bán đấu giá một phần gạo dự trữ từ năm 2013", bà Trego cho biết.
Nguồn cung từ Thái Lan sụt giảm
Trong khi đó, khối lượng gạo xuất khẩu từ Thái Lan, chủ yếu sang châu Phi (gạo dự trữ của Chính phủ), đã giảm sút vì hiện trong kho của Chính phủ nước này chỉ còn một ít gạo không đủ chất lượng làm lương thực cho người.
"Nhân lúc Thái Lan kết thúc việc bán gạo giá rẻ sang châu Phi, Trung Quốc nhanh chóng thay thế vào chỗ đó, và họ sẽ tiếp tục làm như vậy", bà Trego nhận định.
"Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu trung bình của Trung Quốc theo số liệu của Hải quan nước này đã có sự thay đổi đáng kể trong năm 2017, và thật trùng khớp là số liệu Hải quan cũng cho thấy xuất khẩu chủ yếu là gạo hạt vừa. Mức giá trung bình 500 USD/tấn đối với gạo xuất khẩu Trung Quốc hiện nay là khác rất xa so với giá xuất khẩu trong quá khứ".
Trung Quốc cũng ngày càng có vị thế quan trọng hơn trong số những nước nhập khẩu gạo. Họ nhập khẩu chủ yếu từ các nước sản xuất lớn trong khu vực như Myanmar và Campuchia.
Đối với nguồn cung từ Mỹ, Mỹ đã và đang tích cực triển khai quy trình làm thủ tục để tiếp cận thị trường gạo Trung Quốc, trong đó có quy trình kiểm dịch thực vật. Qrình này đã kéo dài hơn một thập kỷ nay, nhưng phía Mỹ vẫn hy vọng sẽ có cơ hội vào được thị trường này, nơi mà giá gạo nội địa bán lẻ đôi khi cao hơn cả giá gạo xuất khẩu của California.